Ngày nay, phòng sạch ngày càng phổ biến và được ứng dụng trong nhiều lĩnh vực dược phẩm, thực phẩm, mỹ phẩm, điện tử… Do đó, có rất nhiều tiêu chuẩn thi công thiết kế phòng sạch được đưa ra. Để đảm bảo đạt được các tiêu chuẩn đòi hỏi quá trình thiết kế phòng sạch phải đảm bảo đúng kỹ thuật và chất lượng hoạt động trong phòng sạch. Câu hỏi đặt ra là khi thiết kế phòng sạch thì những thành phần quan trọng là bao gồm những thành phần gì? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây.
Nội dung bài viết
Thiết kế phòng sạch
Thiết kế phòng sạch là việc thực hiện hóa ý tưởng, giải pháp về phòng sạch thông qua bản vẽ, giúp chủ đầu tư hình dung được dự án và là tiền đề để thực hiện thi công, xây dựng phòng sạch.
Hạng mục thiết kế phòng sạch:
- Hệ thống điều hòa không khí
- Hệ thống HVAC
- Hệ thống trần, vách, sàn
- Hệ thống đèn điện chiếu sáng, điện động lực
- Hệ thống phòng cháy chữa cháy
- Hệ thống xử lý nước thải
- Hệ thống RO, khí nén, nước sử dụng (tùy từng lĩnh vực)
- Hệ thống camera, điện thoại, internet
Tiêu chuẩn thiết kế về phòng sạch:
Áp dụng chuẩn quốc tế như: AAF, ISO/TC 209 (Class 100.000, Class 10.000, Class 1.000).
Tham khảo các bộ tiêu chuẩn của Mỹ (ASHRAE, ASTM, SMACNA), bộ tiêu chuẩn Châu u (EN) và một số tài liệu tính toán, chương trình đáng tin cậy.
Có 2 tiêu chuẩn mà chúng ta cần đặc biệt quan tâm là ISO 14644-1 và STD 209E
Việc thiết kế phòng sạch phải cân nhắc các khía cạnh như kiểm soát bụi, vi khuẩn, điện, chất ô nhiễm, luồng không khí, áp suất cũng như các mặt về kỹ thuật trong công nghiệp. Tuy vậy, mục tiêu thiết kế chính vẫn là sự kiểm soát bụi.
Kích thước các hạt trong không khí dao động từ 0.001 đến vài trăm micromet. Để xử lý các hạt này, không đơn giải chỉ cần lắp lọc để khử. Vì nếu thiếu tính chuyên nghiệp ngay từ khâu thiết kế sẽ gây tốn kém kinh tế và giảm hiệu quả công trình, về lâu dài có thể sinh ra những “góc chết” ứ đọng bụi.
Xem thêm: Thiết kế phòng sạch trong ngành thực phẩm
Các thành phần quan trọng trong thiết kế phòng sạch
1. Bộ lọc khí cho phòng sạch
Bất kể Phòng sạch ở Class nào, không khí cho tất cả các phòng sạch đều được lọc thông qua các bộ lọc HEPA hoặc ULPA. Các bộ lọc này được đánh giá hiệu quả 99,99 % đối với các hạt 0,3 micron (HEPA) và 0,125 micron (ULPA). Mức sạch là một tổ hợp của bao nhiêu phần không khí sạch được trộn với không khí bị ô nhiễm trong phòng. Không khí càng sạch, độ pha loãng của chất gây ô nhiễm càng lớn và mức độ sạch càng cao.
Phòng sạch cũng sử dụng một ưu điểm khác của bộ lọc và đó là sự xếp nếp của các lớp trong quá trình sản xuất. Hiệu ứng xếp nếp này làm cho không khí đi qua bộ lọc được phân phối trong luồng. Các kết quả chung của nhiều luồng không khí này tạo ra một cột không khí sạch di chuyển đồng đều ra khỏi mặt bộ lọc.
2. Kiểm soát nhiệt độ phòng sạch
Quy trình làm việc thường quy định phạm vi nhiệt độ có thể cho phép. Nếu có những yêu cầu không cụ thể, yếu tố con người thường sẽ được sử dụng để đưa ra lựa chọn.
3. Kiểm soát độ ẩm phòng sạch
Yếu tố thường xuyên bị bỏ qua trong thiết kế phòng sạch là yêu cầu về độ ẩm. Điều này có thể thay đổi, tùy thuộc vào yêu cầu kỹ thuật cho quy trình làm việc, cũng giống như yếu tố nhiệt độ ở trên. Thông thường, độ ẩm từ 40 đến 60% là phổ biến nhất, với mức độ biến động cho phép là khoảng 5%.
4. Tường cho phòng sạch
Tường cho phòng sạch có thể được xây dựng bằng bất kỳ vật liệu không bong tróc nào có thể được làm sạch dễ dàng. Tường có thể là tấm thạch cao với một lớp phủ liền mạch trên đinh tán kim loại hoặc chúng có thể là mô-đun.
Tường mô-đun có một lợi thế về chi phí khi chúng có thể dễ dàng tháo dỡ và tái lắp đặt mà không ảnh hưởng đến chất lượng. Phòng sạch
5. Sàn phòng sạch
Các sàn phòng sạch tốt nhất là thi công bằng các hệ thống liền mạch, tấm vinyl, epoxy hoặc gạch vinyl liền mạch theo thứ tự đó. Các vật liệu trên có thể hạn chế bụi xâm nhập và dễ dàng bảo trì.
6. Bộ lọc Hepa phòng sạch
Trung tâm của mọi bản thiết kế phòng sạch là các bộ lọc. Một số thiết kế chỉ có bộ lọc nhưng phổ biến nhất vẫn là các đơn vị xử lý không khí có quạt và bộ lọc Hepa đi kèm, còn gọi là Fan Filter Unit (Hay FFU). Thiết kế điển hình là FFU có kích thước 575*575mm và 1175*575mm có công suất 700 đến 800 cfm, với động cơ 1/3 hp.
7. Đèn phòng sạch
Đèn được chế tạo đặc biệt cho phòng sạch để chúng được kín khí thường gồm 2 loại là máng đèn và đèn led panel. Đặc điểm dễ nhận thấy là đèn thường được vát đều 4 cạnh, đèn led panel còn được phủ 1 lớp sơn tĩnh điện. Đèn có thể được lắp âm trần hoặc gắn nổi. Tuy nhiên, việc lắp đèn theo dạng âm trần sẽ có nhiều lợi thế trong việc bảo trì, bảo dưỡng, thay thế sau này, do toàn bộ công việc đều được thực hiện ở khu vực trần, không cần bước vào phòng sạch.
8. Yếu tố con người trong phòng sạch
Những gì chúng ta biết từ các yếu tố thiết bị kỹ thuật được đề cập ở trên góp phần hạn chế việc tạo ra vi khuẩn, bụi, hạt,….Tuy nhiên, một yếu tố thay đổi hàng ngày và có khả năng đe dọa cao nhất đến phòng sạch lại là yếu tố con người. Thực tế đã chứng minh rằng cấp SẠCH TUYỆT ĐỐI có thể thực hiện được nếu không có sự tham gia của con người và, rằng robot là cách duy nhất để loại bỏ nguồn ô nhiễm hạt. Ngay cả khi đã khoác lên mình đầy đủ đồ bảo hộ thì khả năng tạo ra hạt từ da, tóc của nhân viên vận hành vẫn hiện hữu.
9. Quần áo phòng sạch
Các sản phẩm may mặc quần áo phòng sạch có thể bao gồm bọc tóc, che râu hoặc che miệng, che thân, kính bảo hộ, bọc giày và găng tay với bất kỳ sự kết hợp nào ở trên. Đồ bảo hộ được đặt trong 1 khu vực gọi là phòng thay đồ, thường đặt cạnh phòng đệm Airlock (còn gọi là Interlock).
Xem thêm một số kiến thức về thiết kế phòng sạch tại đây!
UZI