Thực phẩm chức năng hiện nay là một trong những sản phẩm nhận được nhiều sự quan tâm từ người tiêu dùng. Môi trường sản xuất các sản phẩm thực phẩm chức năng cũng có nhiều yêu cầu cao. Và với bài viết này, chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu một số yêu cầu của nhà máy sản xuất thực phẩm chức năng và top các nhà máy sản xuất TPCN tốt nhất tại Việt Nam.
Nội dung bài viết
Thực phẩm chức năng là gì?
Thực phẩm chức năng (functional foods) còn gọi là dinh dưỡng bổ sung (dietary supplement) là thực phẩm có chức năng liên quan, hỗ trợ cho công việc chữa bệnh, hỗ trợ cho thuốc hay dinh dưỡng, nâng cao thể trạng trong khi chữa bệnh, còn bản thân lại không phải là thuốc.
Rối rắm xảy ra khi trong thiên nhiên có khá nhiều chất mà ranh giới giữa thực phẩm và dược phẩm không rõ ràng, ví dụ: bia, rượu vang, một số loại nấm, vitamin, khoáng chất…và cả một số thực phẩm chức năng.
Yêu cầu tiêu chuẩn GMP với nhà máy sản xuất thực phẩm chức năng
Khái niệm về Tiêu chuẩn GMP?
GMP là tiêu chuẩn thực hành sản xuất tốt nhằm đảm bảo điều kiện vệ sinh an toàn trong cấp phép sản xuất, buôn bán thực phẩm và đồ uống, mỹ phẩm, dược phẩm, thực phẩm chức năng, và thiết bị y tế, … nhằm đảm bảo điều kiện vệ sinh an toàn cho sản xuất.
Tiêu chuẩn GMP đưa ra những nguyên tắc, quy định chung, là những hướng dẫn cơ bản về điều kiện sản xuất của một nhà máy sản xuất Thực phẩm chức năng hay Dược phẩm.
Yếu tố đánh giá Công ty sản xuất Thực phẩm chức năng chuẩn GMP
Tiêu chuẩn GMP là một tiêu chuẩn được áp dụng trên toàn thế giới, mỗi nước đều có quy định về tiêu chuẩn này. Theo quy định của Bộ Y tế Việt Nam, tiêu chuẩn GMP là tiêu chuẩn bắt buộc áp dụng đối với tất cả các lĩnh vực sản xuất, chế biến các sản phẩm yêu cầu điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm cao như: Dược phẩm, Mỹ phẩm, Thực phẩm, Thiết bị y tế, đảm bảo tạo ra sản phẩm đạt chất lượng cao và an toàn cho người sử dụng.
Trong nhà máy sản xuất thực phẩm chức năng, tiêu chuẩn GMP có yêu cầu về các yếu tố như sau:
- Yêu cầu về nhân sự: Với nhân sự, cần có chuẩn mực các vị trí làm việc để tuyển dụng phù hợp về trình độ, năng lực. Không chỉ vậy, các doanh nghiệp sản xuất TPCN cần xây dựng quy định về kiểm tra sức khỏe (thể lực, trí lực và bệnh tật) của tất cả mọi người quan trọng nhất là những công nhân sản xuất trực tiếp.
- Yêu cầu về nhà xưởng và thiết bị: Cần phải có quy định về vị trí đặt nhà máy, thiết kế, loại nguyên vật liệu để xây dựng nhà xưởng, thiết bị phù hợp để tạo ra những sản phẩm chất lượng.
- Yêu cầu kiểm soát vệ sinh nhà xưởng, môi trường: Các doanh nghiệp sản xuất thực phẩm chức năng cần xây dựng các quy định về xử lý nước dùng để sản xuất, xử lý nước thải, xử lý sản phẩm phụ và rác thải, vệ sinh môi trường và nhà xưởng… Đây là tiền đề để sản xuất ra những sản phẩm đảm bảo vệ sinh, an toàn.
- Yêu cầu về kiểm soát quá trình chế biến: Các doanh nghiệp cần phải xây dựng các quy định về phương pháp chế biến, thủ tục, hướng dẫn công việc cụ thể và các tiêu chuẩn về nguyên liệu, sản phẩm, công thức pha chế. Bên cạnh đó cần có các biện pháp kiểm tra, giám sát quá trình sản xuất.
- Yêu cầu về quá trình bảo quản và phân phối sản phẩm: Việc đảm bảo trong quá trình sản xuất thôi là chưa đủ. Quá trình vận chuyển và bảo quản sao cho thành phẩm cũng phải đảm bảo không bị nhiễm bẩn bởi các tác nhân vật lý, hoá học, vi sinh, không thay đổi chất lượng…
Những công ty sản xuất thực phẩm chức năng và dược phẩm đạt chuẩn GMP phải đảm bảo được các tiêu chí mà tiêu chuẩn GMP đưa ra. Một công ty sản xuất tốt là công ty đáp ứng được từ khâu xây dựng nhà xưởng (gồm hệ thống máy móc, tường trần, hệ thống thoát nước, lọc khí…) cho tới sản xuất, kiểm định chất lượng sản phẩm và lưu kho, lưu hành tốt nhất.
Xem thêm: 5P trong tiêu chuẩn GMP mà bạn cần phải biết
Thiết bị trong nhà máy sản xuất, gia công thực phẩm chức năng
Trong các nhà máy sản xuất, gia công thực phẩm chức năng cần được sử dụng dây chuyền sản xuất hiện đại, tuân thủ chặt chẽ quy trình tiêu chuẩn từ Bộ Y Tế.
Dược liệu đầu vào để chế biến thành vị thuốc y học cổ truyền cần được kiểm soát chặt chẽ tất cả các chỉ tiêu định tính, định lượng, hoạt chất, tiêu chuẩn vi sinh, kim loại nặng, dư lượng thuốc bảo vệ thực vật… đảm bảo đạt tiêu chuẩn trước khi đưa vào dây chuyền chiết xuất và sấy phun sương. Sau khi kết thúc dây chuyền, các sản phẩm đầu ra là cao khô vị thuốc tiếp tục được kiểm tra chất lượng chặt chẽ, đảm bảo tiêu chuẩn nghiêm ngặt theo quy định của Bộ Y tế với các hệ thống sản xuất bao gồm:
Hệ thống nồi chiết đa năng
Hệ thống nồi chiết đa năng cần có thể điều khiển được nhiệt độ chiết, có hệ thống bơm tuần hoàn dung môi để trích kệt dược chất, có bộ phận thu hồi tinh dầu. Qúa trình chiết xuất nhanh, ít tốn dung môi, lấy kiệt hoạt chất từ dược liệu thô. Hệ thống chiết xuất đa năng này có thể sử dụng để chiết xuất nhiều loại nguyên liệu khác nhau và nhiều loại dung môi chiết khác nhau.
Hệ thống thiết bị cô tuần hoàn áp suất giảm
Dịch triết trước khi vào thiết bị cô đặc sẽ được lọ qua thiết bị lọc thô và lọc tinh. Dịch triết được cô ở nhiệt độ thấp (khoảng 700 – 800 độ C, áp suất giảm từ -0,02 MPa + -0,04 MPa), dịch cô luôn chuyển động tuần hoàn trong thiết bị.
Nhờ vậy thơi gian cô rất nhanh và gần như không làm thay đổi tính chất hóa học cũng như hoạt tính sinh hóa của hoạt chất. Từ đó tạo ra các sản phẩm đảm bảo tính chất của nó.
Hệ thống thiết bị sấy phun sương
Dịch chiết sau khi cô đặc được lọc tinh qua thiết bị lọc. Sau đó được chuyển vào thiết bị sấy phun sương. Dịch cô ở thể lỏng lập tức chuyển sang thể bột khô (Hàm ẩm nhỏ hơn hoặc bằng 5%) trong thời gian ngắn khoảng 1/10 giây. Thời gian tiếp xúc với nhiệt độ rất ít nên sản phẩm cao khô tạo ra hầu như không bị thay đổi về tính chất hóa học cũng như hoạt tính sinh học.
Phòng kiểm nghiệm đạt GLP và ISO 17025
Phòng Kiểm tra chất lượng đạt GLP -WHO và ISO 17025 trang bị đầy đủ thiết bị kiểm tra được các chỉ tiêu từ nguyên liệu, dược liệu đầu vào đến thành phẩm đầu ra. Các nguyên liệu sản xuất, sản phẩm xuất xưởng đều được qua hệ thống kiểm tra chất lượng chặt chẽ, đáp ứng tiêu chuẩn mới được xuất – nhập hàng. Vì vậy, các sản phẩm đều đạt tiêu chuẩn cơ sở đã đăng ký với Bộ Y tế.