Quy trình thi công panel PU trong phòng sạch

Ngày nay tấm panel PU được sử dụng rất phổ biến để thi công các công trình nhà máy phòng sạch dược phẩm, điện tử, các kho lạnh,… Vì Panel PU với nhiều ưu điểm vượt trội có thể đáp ứng mọi tiêu chuẩn về thi công lắp đặt và chất lượng của từng công trình. Vậy quá trình thi công lắp đặt tấm panel PU bao gồm những công đoạn nào? Hãy cùng Tường Vân Việt Nam tìm hiểu qua bài viết dưới đây!

Thi công panel PU

Nội dung bài viết

Những lưu ý trước khi lắp đặt tấm panel PU trong phòng sạch

Trước khi lắp đặt panel PU chúng ta cần chuẩn bị như sau:

  • Tấm panel PU phòng sạch được sản xuất theo kích thước thiết kế và đạt tiêu chuẩn chất lượng.
  • Cửa ra vào và cửa sổ, vách kính Panel phòng sạch
  • Bản vẽ thiết kế hoàn thiện
  • Chuẩn bị đầy đủ các phụ kiện và linh kiện vật tư khác.

Quy trình thi công lắp đặt tấm panel PU trong phòng sạch:

Thi công lắp đặt tấm panel PU bao gồm 5 bước chính. Trong lắp đặt phải đảm bảo liên kết 3: Tường -> trần, Tường -> tường, Tường -> nền. Để đảm bảo được chất lượng cũng như tiêu chuẩn của phòng sạch thì quy trình lắp đặt tấm panel PU vô cùng quan trọng. Vì thế đòi hỏi đội ngũ thi công phải có tay nghề, kinh nghiệm và sự tỉ mỉ để có thể đảm bảo được chất lượng của công trình.

Bước 1: Kiểm tra sàn thi công phòng sạch :

Việc kiểm tra sàn phòng sạch đóng vai trò rất cần thiết trong việc thi công lắp đặt một phòng sạch đạt tiêu chuẩn. Trước khi lắp tấm Panel trong phòng sạch, chúng ta cần tiến hành hoàn thiện mặt nền (sàn), và các điều kiện lắp đặt khác có liên quan như vận chuyển thiết bị lớn vào vị trí, đường ống ngầm đã được thi công. Để đảm bảo quá trình lắp đặt diễn ra thuận lợi thì các chỉ số về sàn nhà luôn phải ở trong mức tiêu chuẩn. Nếu bất kì vị trí nào trong phòng sạch bị đọng nước cũng sẽ làm ảnh hưởng đến các chỉ số của vật liệu cách nhiệt. Do đó cần đảm bảo mặt bằng chuẩn và độ dốc từ 2 – 3%. Nếu kiểm tra thấy mặt bằng chưa đạt cần tiến hành sửa chữa ngay để hoàn thiện theo tiêu chuẩn.

Bước 2: Tiến hành lắp ghép các tấm panel PU:

Tiếp theo khi khâu kiểm tra sàn phòng sạch thi công đã hoàn thành, đội thi công sẽ tiến hành lắp đặt các tấm panel PU với nhau. Quá trình này bao gồm các bước như sau:

  • Lắp dựng khung sườn theo thiết kế. Khung sườn bao gồm thanh ngang, thanh đứng hoặc thanh chữ U. Chúng cần được lắp vào vị trí và bắt vít chắc chắn.
  • Vít các tấm panel PU vào khung. Liên kết với sàn bằng các thanh U nhôm. Các vị trí góc có thể được bảo vệ bằng các thanh góc hoặc thanh bao. Trên các tấm panel PU đều có các phần ngàm. Tác dụng của các ngàm này gắn liền các tấm panel, đồng thời là vị trí bắt vít vào khung.
  • Các tấm panel PU sau khi lắp ghép cần đảm bảo kín, các ngàm âm dương nối với nhau hoàn chỉnh. Việc đảm bảo kích thước giữa các tấm panel PU sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng vách ngăn.

Bước 3: Lắp đặt hệ thống trần Panel:

Các bước lắp đặt trần Panel như sau:

  • Lắp đặt tấm trần panel phòng sạch: trong trường hợp khẩu độ trần quá dài nằm ngoài khả năng chịu lực của tấm Panel chúng ta dùng thanh T treo trần. Trần panel được treo cố định bằng phẳng, đường nối giữa hai tấm panel khít và đều, nhẵn, không có vết.
  • Sau đó liên kết với xà gồ bằng bằng dây cáp tăng đơ hoặc ty ren treo tăng đơ. Thông thường dùng bulong dù để liên kết tấm Panel với dây cáp hoặc ty treo từ bên dưới.

Bước 4: Lắp đặt các cửa sổ và cửa chính

Sau khi lắp đặt các tấm Panel thì công đoạn tiếp theo sẽ là cửa sổ và cửa chính sẽ được lắp đặt theo bản thiết kế. Có thể tùy ý lựa chọn các loại cửa phù hợp để lắp. Cần đảm bảo loại cửa sử dụng phù hợp để dễ dàng vận chuyển hàng hóa ra vào. Vì thế bạn có thể sử dụng luôn cửa panel để có sự đồng nhất về thiết kế và làm tăng khả năng cách âm cách nhiệt.

Lưu ý đối với lắp đặt cửa panel :

  • Loại cửa có bản lề phải đảm bảo bản lề được bắt đúng vị trí, quy cách. Số lượng bản lề phải lắp đầy đủ. Để đảm bảo cửa không bị xệ cánh do không thiếu bản lề không đủ khả năng chịu trọng lượng của cánh cửa. Phải có gioăng cao su xung quanh cửa để đảm bảo cửa kín. Không bị thoát hơi ra bên ngoài. Cửa phải đóng mở dễ dàng, nhẹ nhàng.
  • Loại cửa trượt lăn không bản lề phải đảm bảo cửa chắc chắn. Khi trượt không làm chấn động khung sườn panel. Hệ thống lề, tay cầm phải an toàn tuyệt đối. Lắp gioăng cao su chống thoát khí cẩn thận.

Bước 5: Kiểm tra hoàn thiện công trình:

Đây là công đoạn cuối cùng trong thi công lắp đặt tấm panel PU cho phòng sạch. Trước khi được đưa vào sử dụng, phòng sạch cần được nghiệm thu toàn bộ công trình.

Các bước kiểm tra bao gồm:

  • Kiểm tra các khớp nối panel, bản lề cửa phải đảm bảo an toàn và chắc chắn. Nếu có bất cứ khe hở nào cần sử dụng silicon bơm đầy toàn bộ. Nếu xuất hiện sự lỏng lẻo nào cần gia cố lại ngay. Gắn các thanh V nhôm ghép các góc cạnh trong ngoài kho lạnh bằng Camlock.
  • Lắp đặt các phụ kiện cần thiết như đồng hồ, van áp suất, công tắc chuông,…
  • Khởi động thử hệ thống làm lạnh và kiểm tra lại các mối nối xem có bị rò rỉ khí lạnh hay không.

Xem thêm: Panel EPS là gì? Ứng dụng và phương pháp thi công panel EPS

5 lưu ý khi thi công Panel PU phòng sạch

Trên thị trường xây dựng Việt Nam, panel cách nhiệt khá được ưa chuộng bởi nhiều lợi ích mang lại, nhất là hiệu quả trong việc chống nóng, cách âm và chống cháy hiệu quả. Tuy nhiên, khi lựa chọn panel PU cách nhiệt cho công trình của mình thì không phải ai cũng nắm rõ thông tin về loại vật liệu này, cũng như lưu ý về cách thi công sao cho an toàn và tiết kiệm nhất.

Những lưu ý khi thi công panel PU

Sau đây là 5 điều quan trọng bạn cần lưu ý khi thi công panel PU cho phòng sạch:

  • Lựa chọn tấm panel PU phù hợp với công trình: Các yếu tố cần chú ý khi lựa chọn tấm panel là màu sắc, kích thước, độ dày,.. để đảm bảo việc thi công đáp ứng đúng nhu cầu như làm mái, làm trần hay vách ngăn,…
  • Thi công đúng theo hướng dẫn của vật liệu và nhà sản xuất: Việc này giúp sản phẩm phát huy được tối đa hiệu quả của chúng như ngăn không khí thoát ra ngoài, nước, nhiệt độ và các khe hở.
  • Sử dụng phụ kiện đúng với vật liệu, ăn khớp các mối nối để đảm bảo khả năng cách nhiệt, chống thấm vào không gian sử dụng bên trong.
  • Sắp xếp các tấm panel PU thẳng hàng để không xảy ra tình trạng kết cấu không bền vững, hở, giảm độ bền của công trình
  • Tính toán chính xác các yếu tố co, giãn nở khi tiếp xúc nhiệt độ của các tấm panel PU cách nhiệt, tránh tình trạng co ngót sau khi sử dụng thời gian dài hay phải chịu tác động nhiệt độ cao dẫn đến biến dạng, giảm tuổi thọ.

UZI

Bài viết gần đây
Danh mục kiến thức
Share on facebook
Facebook
Share on twitter
Twitter
Share on linkedin
LinkedIn

Chia sẻ

Share on facebook
Facebook
Share on twitter
Twitter
Share on linkedin
LinkedIn

PHÒNG SẠCH TƯỜNG VÂN - VIỆT NAM Chuyên gia thiết kế và thi công Phòng sạch