Phòng sạch điện tử là bộ phận không thể thiếu trong cơ cấu nhà máy điện tử. Nó giúp đảm bảo sự an toàn cho chất lượng các linh kiện, thiết bị sản xuất tạo ra. Để đảm bảo sự an toàn đó thì việc thiết kế thi công phòng sạch là quy trình rất quan trọng. Vậy quy trình thiết kế thi công phòng sạch điện tử như thế nào? Hãy cùng Tường Vân Việt Nam tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!
Nội dung bài viết
Phòng sạch điện tử là gì?
Phòng sạch điện tử là phòng sạch được sử dụng trong các nhà máy sản xuất, chế tạo hoặc lắp ráp thiết bị điện tử, đặc biệt là trong chế tạo linh kiện và vi mạch. Đây là những lĩnh vực có yêu cầu chính xác cao về thông số kỹ thuật, vì vậy cần hạn chế tối đa tác nhân từ bên ngoài như bụi, độ ẩm,… để không làm ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm.
Vì vậy phòng sạch điện tử là phòng rất quan trọng và không thể thiếu khi sản xuất các thiết bị điện tử. Nhưng trong một nhà máy sản xuất thiết bị điện tử không phải toàn bộ khu vực đều cần phải lắp đặt phòng sạch vì chi phí đầu tư sẽ rất lớn. Chính vì thế chỉ những khu vực có tiêu chuẩn cao về độ sạch như khu vực sản xuất, lắp ráp, các khu vực nghiên cứu và thí nghiệm… sẽ cần phải ứng dụng phòng sạch điện tử.
Thiết kế và thi công phòng sạch điện tử
Lưu ý khi thiết kế
Việc thiết kế, thi công phòng sạch điện tử phải được thực hiện một cách chỉn chu, cẩn thận và chuyên nghiệp ngay từ đầu để không làm ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm. Thiết kế phòng sạch là công việc triển khai trước khi xây dựng một phòng sạch. Đối với tiêu chuẩn về phòng sạch điện tử chúng ta cần phải chú ý những điều sau:
- Phạm vi áp dụng đối với từng loại phòng sạch trong nhà máy điện tử
- Tiêu chuẩn thiết kế phòng sạch linh kiện điện tử
- Các quy định chung đối với nhà máy điện tử tại Việt Nam
- Yêu cầu về dây chuyền hoạt động
- Yêu cầu về vị trí xây dựng
- Yêu cầu về giải pháp thiết kế: Về kết cấu, về tổ chức không gian, về kích thước không gian
Quy trình thi công phòng sạch điện tử
Quy trình mà các nhà thi công phòng sạch thường phải áp dụng để xây dựng một phòng sạch điện tử sẽ như sau:
Bước 1. Tiếp nhận yêu cầu từ khách hàng và nhà máy sau đó tiến hành khảo sát khu vực lắp đặt phòng sạch. Các chuyên gia và kỹ sư của nhà thi công sẽ đo đạc các con số thực tế trước khi thi công. Từ đó có thể đưa ra các phương án phù hợp nhất để thi công phòng sạch điện tử
Bước 2. Để đảm bảo tiêu chuẩn theo yêu cầu, các yếu tố như kết cấu, diện tích, mức độ lưu thông khí, áp suất, nhiệt độ độ ẩm… sẽ được cân nhắc để đưa ra bản thiết kế phòng sạch chi tiết. Thiết kế phòng sạch sẽ cần phải đạt được tiêu chuẩn của các yếu tố trên. Bản vẽ thiết kế phòng sạch sẽ được bàn bạc và thông qua bởi chủ đầu tư trước khi thực hiện thi công.
Bước 3. Tiến hành thi công phòng sạch bằng những thiết bị và vật liệu chuyên dụng, tuân thủ với những yêu cầu nghiêm ngặt trong thi công để đảm bảo đáp ứng tiêu chuẩn phòng sạch đã thiết kế. Bên cạnh đó, tiến độ thi công cũng sẽ phải được đảm bảo như đã thống nhất.
Bước 4. Kiểm tra nghiệm thu trước khi phòng sạch được đưa vào sử dụng
Sau khi tiến hành thi công xong sẽ tiến hành kiểm tra, kiểm định các vấn đề liên quan thẩm mỹ và các điều kiện kỹ thuật được nghiệm thu được đảm bảo phòng sạch linh kiện điện tử sẽ được đưa vào sử dụng. Sau khi nghiệm thu xong công trình sẽ thực hiện bàn giao cho khách hàng để đưa vào sử dụng.
Bước 5. Thực hiện bảo hành công trình phòng sạch.
Phòng sạch điện tử cần phải kiểm tra, kiểm định 12 tháng 1 lần để đảm bảo tiêu chuẩn. Các đội ngũ bảo trì, bảo dưỡng luôn trong tư thế sẵn sàng hỗ trợ ngay lập tức các vấn đề xảy ra trong quá trình vận hành để phòng sạch có thể đảm bảo hoạt động với điều kiện tốt nhất.
Xem thêm: Quy trình thiết kế và thi công phòng sạch
Một vài thông số tiêu chuẩn trong phòng sạch điện tử
Hiện nay, tại thị trường Việt Nam phòng sạch điện tử thường áp dụng một trong hai tiêu chuẩn:
– TCVN: 14644 – ISO: ISO 1 – ISO 8 với cấp độ sạch giảm dần
– Federal Standard 209: Class 1, class 10, class 100, class 1000, class 10.000, class 100.000 với cấp độ sạch giảm dần.
Bên cạnh đó còn có một vài thông số tiêu chuẩn khác cần phải tuân thủ như sau:
- Tiêu chuẩn về nhiệt độ: Nhiệt độ trung bình từ 20 – 26 độ C, đây là nhiệt độ an toàn cho các thiết bị, linh kiện điện tử, giúp cho một vài loại pin hoạt động ổn định và các mối hàn hoặc liên kết không bị nóng chảy.
- Tiêu chuẩn về độ ẩm: Độ ẩm trung bình từ 18 – 55%, cần giữ độ ẩm ở mức phù hợp tùy thuộc vào độ phức tạp của linh kiện điện tử.
- Tiêu chuẩn về độ bụi và vi sinh: Mức độ bụi và vi sinh trong phòng sạch điện tử luôn được kiểm soát theo tiêu chuẩn ISO – 14644 và Federal Standard 209.
- Tiêu chuẩn về áp suất: Áp suất từ 15 – 45 PA.
Phòng sạch điện tử có độc hại không?
Gần đây chúng ta có thể đã nghe đến những thông tin liên quan đến việc công nhân nhiễm độc trong các nhà máy sản xuất điện tử.
Tuy nhiên nếu phòng sạch điện tử hoạt động bình thường và thiết kế theo tiêu chuẩn sẽ không gây độc hại cho cơ thể con người. Công nhân khi làm việc trong phòng sạch cần phải mặc đầy đủ quần áo và khẩu trang chống tĩnh điện.
Trong thực tế làm việc trong phòng sạch, tác hại đối với cơ thể con người có thể đến từ hai khía cạnh.
1. Để nâng cao hiệu quả công việc, một số nhà máy đã bố trí quá nhiều người và nhiều vị trí trong phòng sạch. Phòng sạch là nơi bổ sung một lượng không khí tươi cố định nên có giới hạn số người vào, nếu số người vượt quá giá trị này thì mọi người sẽ hít thở không đủ không khí từ đó sẽ cảm thấy khó chịu, thậm chí nghiêm trọng là tức ngực, nhức đầu.
2. Một số nhà máy sử dụng hóa chất có hại cho con người trong phòng sạch nhưng không được trang bị thiết bị thoát khí phù hợp. Nhiều dung dịch tẩy rửa và chất hàn dùng trong phòng sạch điện tử có chứa các thành phần hóa học độc hại, do môi trường tương đối khép kín. Nếu khí thải sinh ra được thải ra ngoài kịp thời mà không có thiết bị xả phù hợp, các thành phần độc hại này sẽ ở trong phòng sạch. Nếu cứ lặp đi lặp lại, nó sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe cho người lao động.
Như vậy, bản chất khi sử dụng phòng sạch không độc hại, phụ thuộc vào cách sử dụng phòng sạch như thế nào.
Các khu vực trong nhà máy điện tử cần phải có phòng sạch
- Khu vực sản xuất như : sản xuất linh kiện, bộ nhớ chip, chế tạo chất bán dẫn, sản xuất sợi quang…
- Khu vực lắp ráp các linh kiện, bộ phận của các thiết bị điện tử
- Khu vực kho lưu trữ
- Khu vực nghiên cứu, thí nghiệm:
UZI