Quy trình thiết kế và thi công phòng sạch

Phòng sạch là một công trình đặc biệt, là nơi cần kiểm soát khắt khe các yếu tố: Bụi, áp suất, nhiệt độ, độ ẩm, nhiễm chéo, … Và để tạo ra một môi trường như thế thì quy trình thiết kế và thi công cũng phải có những yêu cầu đặc biệt. Vậy quy trình thiết kế và thi công phòng sạch diễn ra thế nào? Nó có những điểm đặc biệt gì? Cùng tìm hiểu với Phòng sạch Tường Vân qua bài viết này nhé.

Thiết kế thi công phòng sạch

Nội dung bài viết

Quy trình thi công phòng sạch:

Phòng sạch hiện nay được đưa vào ứng dụng trong rất nhiều lĩnh vực khác nhau như dược phẩm, thực phẩm chức năng, điện tử, thực phẩm, mỹ phẩm, phòng thí nghiệm, vv… Vì thế quy trình thiết kế – thi công cụ thể cũng phải được đưa ra tùy vào từng lĩnh vực để có thể đạt tiêu chuẩn cụ thể. Ngoài các nhà thầu, nhà thi công, thì các chủ đầu tư cũng cần biết các giai đoạn này để có kế hoạch xây dựng và kiểm soát tiến độ một cách tốt nhất.

Và dưới đây sẽ là quy trình tổng quan về thi công phòng sạch chung cho các chủ đầu tư, nhà thầu, nhà thi công tham khảo:

Bước 1: Tiếp nhận và tiến hành khảo sát

Các nhà thầu và nhà thi công sẽ nhận thông tin yêu cầu từ khách hàng (chủ đầu tư), khảo sát, đo đạc các thông số tại vị trí cần lắp đặt dựa theo các tiêu chuẩn đã được đặt ra và rồi từ đó đưa ra phương án sơ bộ thích hợp nhất.

Bước 2: Tiến hành thiết kế bản vẽ.

Dựa vào việc khảo sát, thông số đo đạc được từ trước đó như cơ cấu, diện tích, áp suất, mức độ lưu thông khí,… Bộ phận đảm nhiệm thiết kế (có thể là nhà thi công hoặc một đơn vị chuyên thiết kế khác) sẽ tiến hành thiết kế lại thành bản vẽ kỹ thuật hệ thống phòng sạch hoàn chỉnh nhất từ kết cấu, thiết bị lắp đặt,…đáp ứng được yêu cầu của công trình.

Bước 3: Tiến hành lắp đặt

Bản vẽ thiết kế phòng sạch ở trên sẽ được thống nhất với các bên, sau đó sẽ tiến hành bóc tách và thống nhất phương án cũng như quy trình lắp đặt, thi công cho công trình.

Các bước tiến hành lắp đặt, thiết bị sử dụng, vật liệu,…đều theo tiêu chuẩn nghiêm ngặt trong phòng sạch. Việc giám sát sẽ tiến hành đồng thời bởi các bên nhằm đảm bảo mức độ kín, áp suất, tiêu chuẩn số lượng bụi trong phòng đạt yêu cầu như đã thống nhất từ trước.

Bước 4: Nghiệm thu và đưa vào sử dụng.

Sau khi hoàn thành thi công xong thì sẽ tiến hành kiểm tra, kiểm định các vấn đề liên quan thẩm mỹ và các điều kiện kỹ thuật được nghiệm thu để đảm bảo phòng sạch đạt tiêu chuẩn khi đưa vào sử dụng. Sau khi nghiệm thu xong công trình sẽ thực hiện bàn giao cho khách hàng để đưa vào sử dụng.

Bước 5: Bảo trì phòng sạch định kỳ theo kế hoạch

Phòng sạch thông thường cần phải kiểm tra, kiểm định 12 tháng 1 lần để đảm bảo tiêu chuẩn. Các đội ngũ bảo trì, bảo dưỡng luôn trong tư thế sẵn sàng hỗ trợ ngay lập tức các vấn đề xảy ra trong quá trình vận hành để phòng sạch có thể đảm bảo hoạt động với điều kiện tốt nhất.

Xem thêm: Quy trình thi công phòng sạch dược phẩm

2. Những lưu ý khi thiết kế – thi công phòng sạch

Lưu ý thi công thiết kế phòng sạch

Thiết kế phòng sạch khác so với việc thiết kế hệ thống cơ điện thông thường ở chỗ phòng sạch phụ thuộc vào các tiêu chuẩn yêu cầu. Tùy thuộc vào cấp độ sạch mà sẽ có các tiêu chuẩn thiết kế khác nhau, cách tính toán cũng khác nhau. Vậy nên khi thi công phòng sạch chúng ta nên lưu ý một số vấn đề như sau:

Nguồn bụi

Không khí bên ngoài: Hệ thống HVAC cho phòng sạch phụ thuộc vào điều kiện không khí bên ngoài. Cấp độ bụi phụ thuộc vào từng địa điểm và thời gian.

Bụi tạo ra bên trong: Phải tính toán được nguồn bụi tạo ra bên trong phòng, lượng bụi này được tạo ra do người làm việc bên trong và quy trình sản xuất nên cần được xem xét kỹ lưỡng trước khi thiết kế.

Hiểu biết các tiêu chuẩn

Kiểm soát các hạt bụi, nhiệt độ, độ ẩm và nhiễm chéo là các yếu tố tối quan trọng trong phòng sạch. Và để làm tốt việc đó, nhà thiết kế phòng sạch cần phải hiểu rõ các tiêu chuẩn phòng sạch.

Người thiết kế cần nắm được tiêu chuẩn về nhiệt độ và độ ẩm cần thiết mỗi căn phòng trong hệ thống phòng sạch, bên cạnh đó, cũng cần biết thiết kế cấp độ sạch theo yêu cầu để thiết kế hệ thống điều hòa thông gió sao cho phù hợp. Dưới đây là một số tiêu chuẩn mà bạn không thể bỏ qua:

– Tiêu chuẩn nhiệt độ: Từ 22 độ C (Cộng trừ 3 độ C), đây là nhiệt độ an toàn cho hầu hết các thiết bị, sản phẩm, con người.

– Tiêu chuẩn độ ẩm: Độ ẩm trung bình từ 50% (Cộng trừ 10%) để an toàn với con người, tuy nhiên những khu vực ít có sự xuất hiện của con người có thể xuống thấp chỉ 18%.

Áp suất phòng sạch

Một khái niệm quen thuộc trong phòng sạch đó là chênh lệch áp suất. Chúng ta cần ngăn ngừa không cho không khí, hạt bụi hoặc chất nhiễm khuẩn từ phòng đã bị ô nhiễm sang phòng sạch. Và đó là lý do tại sao phòng sạch cần áp dụng nguyên tắc chênh lệch áp suất.

Không khí sẽ di chuyển từ nơi có áp suất cao đến nơi có áp suất thấp. Phòng có cấp độ càng sạch, sẽ có chênh áp với môi trường gần nó càng lớn và ngược lại. Chênh áp cần phải được duy trì từ 15 – 45 PA, phần đa các loại phòng sạch đều thuộc áp suất dương, tức là áp suất lớn hơn bên ngoài để hạn chế bị nhiễm bẩn từ ngoài vào.

Các phòng sạch cũng cần phải sử dụng đồng hồ chênh áp để kiểm soát các giá trị chênh lệch áp. Khi áp suất phòng vượt quá sẽ tự động tràn ra ngoài thông qua van xả áp. Ngoài ra các nhà thiết kế cũng cần quan tâm đến cột áp của quạt, độ chênh lệch giữa lượng gió cấp và hồi trong phòng sạch khi tạo áp trong phòng trong quá trình thiết kế phòng sạch.

Độ sạch

Độ sạch của phòng là một trong những tiêu chí phải quan tâm khi xây dựng phòng sạch. Nó được quyết định bởi 2 yếu tố là số lần trao đổi gió và bộ lọc. Hệ thống điều hòa không khí cho cao ốc văn phòng thông thường có thể từ 2 đến 10 lần thay đổi gió mỗi giờ. Nhưng đối với hệ thống phòng sạch thì số lần trao đổi gió có thể lên đến 20 lần, thậm chí đến hàng trăm lần đối với các phòng sạch yêu cầu cấp độ sạch cao. Nếu tăng số lần trao đổi thì làm giảm nồng độ hạt bụi và chất ô nhiễm sinh ra từ trong phòng sạch.

Nhiễm chéo

Nhiễm chéo giữa các phòng có thể gây nên nhiều tác hại như việc làm cho phòng sạch không giữ được độ sạch, gây ra các phản ứng không mong muốn giữa các phòng. Vậy nên khi thi công phòng sạch bạn cần lưu tâm đến vấn đề nhiễm chéo. Chúng ta sẽ phải giải quyết các vấn đề đó thông qua việc thi công hệ thống panel phòng sạch, hvac, hệ thống khóa liên động, và sử dụng các thiết bị nhằm giảm ô nhiễm chéo … Trong quá trình thi công cần phải tuân thủ các tiêu chuẩn để mọi hoạt động trong phòng sạch đạt hiệu quả và hiệu suất cao nhất.

3. Các trang thiết bị cần thiết khi thi công phòng sạch

Thiết bị thi công phòng sạch

Để tạo ra một phòng sạch, chúng ta cần phải cần đến một số trang thiết bị như sau:

  • Quần áo bảo hộ: thường là quần áo liền một khối
  • Tường Panel
  • Hệ thống cửa: cửa chính, cửa sổ, cửa hầm.
  • Giá để đồ, giày dép
  • Tủ quần áo
  • Air Shower
  • Bộ lọc HEPA
  • Laminar Air Flow Unit, FFU, Hepa Box
  • Pass Box
  • Hệ ống treo
  • Tấm panel trần

4. Tường Vân – Đơn vị thi công phòng sạch hàng đầu Việt Nam

Với kinh nghiệm nhiều năm, Tường Vân có thể thực hiện tư vấn, thi công phòng sạch từ tiêu chuẩn nhiều lĩnh vực như:

  • Phòng sạch điện tử
  • Phòng sạch GMP: dược phẩm, trang thiết bị y tế,….
  • Phòng sạch bệnh viện (phòng mổ)
  • Phòng sạch thực phẩm
  • Phòng sạch mỹ phẩm….
Bài viết gần đây
Danh mục kiến thức
Share on facebook
Facebook
Share on twitter
Twitter
Share on linkedin
LinkedIn

Chia sẻ

Share on facebook
Facebook
Share on twitter
Twitter
Share on linkedin
LinkedIn

PHÒNG SẠCH TƯỜNG VÂN - VIỆT NAM Chuyên gia thiết kế và thi công Phòng sạch