GMPc hay tiêu chuẩn GMP mỹ phẩm được đưa ra nhằm hỗ trợ ngành công nghiệp mỹ phẩm tuân thủ theo các điều khoản của Hiệp định Mỹ phẩm ASEAN. Khi doanh nghiệp của bạn đạt tiêu chuẩn của GMPc thì đồng nghĩa chất lượng sản phẩm mỹ phẩm đảm bảo sức khỏe và lợi ích của người tiêu dùng. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu các thông tin về GMPc trong bài viết này.
Nội dung bài viết
Tiêu chuẩn gmp cho mỹ phẩm là gì?
Tiêu chuẩn GMPc là một tiêu chuẩn dành riêng cho ngành sản xuất mỹ phẩm. Mục đích của GMPc là đảm bảo mỹ phẩm được sản xuất và kiểm tra chất lượng một cách thống nhất theo quy định. Phạm vi áp dụng của tiêu chuẩn GMPc liên quan đến tất cả các lĩnh vực sản xuất và kiểm tra chất lượng mỹ phẩm.
Xem thêm: Sự cần thiết của phòng sạch trong sản xuất mỹ phẩm theo tiêu chuẩn GMP
Các yêu cầu của GMP cho mỹ phẩm
Để đạt được tiêu chuẩn GMPc thì cơ sở sản xuất phải đáp ứng các yêu cầu chính bao gồm: Nhân sự, nhà xưởng, trang thiết bị, quy trình sản xuất, lưu trữ mỹ phẩm, chất thải
Yêu cầu về nhân sự của tiêu chuẩn GMPc
Trước hết cần phải có một đội ngũ nhân sự đầy đủ, có kiến thức chuyên môn, kinh nghiệm, kỹ năng và năng lực cần thiết để đáp ứng với chức năng nhiệm vụ được giao. Đội ngũ nhân sự phải có sức khoẻ tốt và đủ khả năng thực hiện nhiệm vụ được giao.
Trình độ chuyên môn
Trưởng bộ phận sản xuất phải được đào tạo thích hợp và có kinh nghiệm trong sản xuất mỹ phẩm.Trưởng bộ phận sản xuất có quyền và trách nhiệm quản lý việc sản xuất sản phẩm. Nhiệm vụ của người này bao gồm các quy trình thao tác, trang thiết bị, nhân sự sản xuất, khu vực sản xuất và hồ sơ tài liệu sản xuất.
Cần bổ nhiệm đầy đủ số lượng nhân sự đó được đào tạo để thực hiện việc giám sát trực tiếp ở mỗi khâu sản xuất và mỗi đơn vị kiểm tra chất lượng.
Trách nhiệm và quyền hạn của những nhân sự chủ chốt cần được quy định rõ ràng.
Đào tạo nhân sự theo tiêu chuẩn GMPc
Tất cả nhân sự tham gia vào các hoạt động sản xuất cần được đào tạo về thao tác sản xuất theo các nguyên tắc của GMP. Cần chú trọng trong đào tạo những nhân viên làm việc trong điều kiện tiếp xúc với nguyên vật liệu độc hại.
Yêu cầu về sản xuất theo tiêu chuẩn GMPc
Để có được một sản phẩm chất lượng thì quá trình sản xuất mỹ phẩm phải đáp ứng các yêu cầu sau:
- Nắm bắt các quy trình sản xuất sản phẩm mỹ phẩm (nguyên liệu, công thức và thiết bị cần thiết)
- Kiểm soát tốt chất lượng
- Đánh số và dán nhãn đúng cách để dễ nhận biết trên dây chuyền sản xuất, tránh nhầm lẫn
- Kiểm tra sự sạch sẽ, an toàn và hiệu chuẩn của cơ sở và thiết bị trước khi sản xuất để giảm thiểu rủi ro ô nhiễm sản phẩm
- Luôn đảm bảo vệ sinh an toàn để giảm thiểu rủi ro ô nhiễm sản phẩm
Nhà xưởng sản xuất mỹ phẩm theo chuẩn GMPc
Nhà xưởng dựng cho sản xuất cần được quy hoạch, thiết kế, xây dựng và bảo trì phù hợp.
Cần có phòng và dụng cụ cần thiết để thay đồ. Nhà vệ sinh cần cách biệt với khu sản xuất để tránh tạp nhiễm hoặc nhiễm chéo.
Bất cứ khi nào điều kiện cho phép, cần có khu vực xác định để:
- Tiếp nhận nguyên vật liệu
- Lấy mẫu nguyên vật liệu
- Nhận hàng và biệt trữ
- Bảo quản nguyên vật liệu đầu vào
- Cân và cấp nguyên liệu
- Pha chế
- Bảo quản sản phẩm chờ đóng gói
- Đóng gói
- Biệt trữ trước khi xuất xưởng
- Chứa thành phẩm
- Chất và dỡ hàng
- Phòng thí nghiệm
- Vệ sinh trang thiết bị.
Bề mặt tường và trần nhà phải nhẵn mịn và dễ bảo trì. Sàn nhà trong khu pha chế phải có bề mặt dễ lau chùi và làm vệ sinh.
Hệ thống hút và xả khí cũng như các ống dẫn trong mọi trường hợp có thể, cần lắp đặt sao cho tránh gây tạp nhiễm sản phẩm.
Nhà xưởng phải có đủ hệ thống chiếu sáng và được thông gió phù hợp cho thao tác bên trong.
Khu phòng thí nghiệm nên đặt ở nơi cách biệt khỏi khu sản xuất.
Khi cần phải có điều kiện bảo quản đặc biệt, ví dụ như về nhiệt độ, độ ẩm và an ninh, thì phải đáp ứng được những điều kiện đó.
Việc bố trí trong kho phải cho phép tách biệt các nhãn mác và bao bì đã in khác nhau để tránh lẫn lộn.
Yêu cầu về thiết bị sản xuất mỹ phẩm theo chuẩn GMPc
Bề mặt trang thiết bị tiếp xúc trực tiếp với nguyên vật liệu trong quá trình pha chế không được có phản ứng hoặc hấp phụ các nguyên vật liệu đó.
Trang thiết bị không được gây ảnh hưởng bất lợi tới chất lượng sản phẩm rò rỉ van, chảy dầu, do điều chỉnh hoặc thay thế phụ tùng không phù hợp.
Trang thiết bị phải dễ làm vệ sinh.
Thiết bị sử dụng cho các vật liệu dễ chảy phải làm từ vật liệu chống nổ.
Lưu trữ mỹ phẩm
Khu vực bảo quản phải có diện tích đủ lớn và có hệ thống chiếu sáng phù hợp, cần được bố trí và trang bị sao cho có thể đảm bảo khô ráo, sạch sẽ và sắp xếp có trật tự cho sản phẩm, nguyên vật liệu.
Sản phẩm khi đã hoàn thiện, cần phải kiểm tra chất lượng, tuân thủ với các tiêu chí đã đề ra.
Tư vấn GMPc cho mỹ phẩm
Phòng sạch Tường Vân với hơn 30 năm hoạt động chuyên nghiệp trong ngành phòng sạch và hơn 10 năm thi công các nhà máy đầu tiên đạt GMP tại Việt Nam, đội ngũ chuyên gia của Phòng sạch Tường Vân am hiểu GMP và các đặc điểm nhu cầu của các doanh nghiệp Việt Nam trong tiến trình xây dựng nhà máy theo tiêu chuẩn GMP.
Đội ngũ chuyên gia của chúng tôi đến từ các chuyên gia đầu ngành tại EU, tổ chức quốc tế ISPE, các trường Hiệp hội dược phẩm, Đại học danh tiếng tại Trung Quốc, Việt Nam, và những lãnh đạo hàng đầu về quản lý chất lượng dược phẩm (QA, QC) tại các công ty dược lớn tại Việt Nam.
Những lĩnh vực ngành nghề Phòng sạch Tường Vân tư vấn bao gồm những ngành sản xuất:
- Dược phẩm
- Thực phẩm chức năng
- Dược thú y
- Thực phẩm, Đồ uống
- Mỹ phẩm
- Điện tử – Vi mạch
- Thiết bị y tế
- Hàng không
- Bao bì
Liên hệ ngay với Phòng sạch tường Vân để được tư vấn miễn phí về tiêu chuẩn GMP Mỹ phẩm và báo giá thiết kế thi công nhà máy, phòng sạch sản xuất tiêu chuẩn GMP mỹ phẩm.