Tiêu chuẩn GMP – Lợi ích đối với nhà sản xuất và người tiêu dùng

Chúng ta đều biết rằng GMP là tiêu chuẩn không thể thiếu trong các nhà máy sản xuất. Vậy bạn có biết lợi ích của nó là gì không và hậu quả ra sao nếu các doanh nghiệp không tuân thủ tiêu chuẩn GMP này.

Lợi ích của GMP

Nội dung bài viết

Tiêu chuẩn GMP là gì?

Thực hành tốt sản xuất (GMP) là một hệ thống để đảm bảo rằng các sản phẩm được sản xuất liên tục và kiểm soát theo tiêu chuẩn chất lượng. GMP được thiết kế để giảm thiểu các rủi ro trong quá trình sản xuất mà không thể được loại bỏ thông qua thử nghiệm các sản phẩm cuối cùng.

Các rủi ro chính: Ô nhiễm không mong muốn của sản phẩm. Gây thiệt hại đến sức khỏe hoặc thậm chí tử vong cho người sử dụng. Nhãn ghi không không đúng với đăng ký của cơ quan quản lý. Sử dụng thành phần hoạt chất không đủ hoặc quá nhiều. Điều này làm ảnh hưởng đến hiệu quả của sản phẩm hoặc để lại tác dụng phụ.

GMP bao gồm tất cả các khía cạnh của sản xuất, bao gồm từ các nguyên liệu đầu vào (dược liệu, tá dược, bao bì, nguồn nước…). Từ cơ sở sản xuất trang thiết bị đến việc đào tạo và vệ sinh cá nhân của nhân viên,… Tất cả được chi tiết bằng văn bản cho mỗi quá trình mà có thể ảnh hưởng đến chất lượng của sản phẩm thành phẩm. Với các công ty áp dụng GMP, phải có hệ thống nhật ký sản xuất điện tử. Lưu chi tiết theo từng bước trong quá trình sản xuất – mỗi khi một sản phẩm được thực hiện.

Những lợi ích của GMP mang lại

Không chỉ nhà sản xuất mà người tiêu dùng cũng nhận được các lợi ích từ GMP. Chúng ta cùng tìm hiểu nó ngay sau đây:

Lợi ích của GMP đối với nhà sản xuất

  • Đảm bảo doanh nghiệp tuân thủ các yêu cầu pháp lý.
  • Áp dụng GMP, khả năng gặp phải bất kỳ tình huống bất ngờ sẽ giảm xuống.
  • Mọi yêu cầu của khách hàng cho hôm nay hoặc trong tương lai đều có thể được đáp ứng nhanh chóng hơn.
  • Nâng cao nhận thức về an toàn sản xuất của người lao động.
  • Các sản phẩm được sản xuất theo phương pháp chính xác nhất và trong các điều kiện thích hợp và được đưa đến tay người dùng đúng chất lượng.
  • Chắc chắn là GMP sẽ tạo ra độ tin cậy của doanh nghiệp đối với người tiêu dùng
  • Tạo lợi thế cho doanh nghiệp trong thương mại quốc tế.
  • Do hệ thống GMP cũng có các tiêu chuẩn về hệ thống quản lý chất lượng nên tất cả các công đoạn sản xuất đều được tuân thủ và sản phẩm được cung cấp đến tay người dùng một cách tốt nhất.
  • Các quy trình liên quan và nhân viên được kiểm soát để tránh nhầm lẫn và sai sót trong quá trình sản xuất.
  • Giúp tạo được lợi thế cạnh tranh trên thị trường so với các đối thủ.
  • Động lực của nhân viên tăng lên và ý thức cam kết với công ty cũng tăng lên.

Lợi ích của GMP đối với người tiêu dùng

  • Được sử dụng các sản phẩm với chất lượng cao, tránh ảnh hưởng tới sức khỏe
  • Giảm đi sự nghi ngờ đối với các nhà sản xuất đã được chứng nhận GMP, khiến việc lựa chọn sản phẩm không tốn nhiều thời gian.
  • Giúp nâng cao chất lượng cuộc sống nhờ sử dụng các sản phẩm tốt.

Xem thêm: 5P trong tiêu chuẩn GMP mà bạn cần phải biết

Hậu quả của việc không tuân thủ tiêu chuẩn GMP

Trong bất kỳ ngành sản xuất nào, việc tuân thủ các quy trình thực hành sản xuất tốt là rất quan trọng đối với doanh nghiệp của bạn. Nó không chỉ giúp bạn tạo ra một sản phẩm chất lượng cao mà việc sản xuất sẽ mang lại hiệu quả cao, bảo vệ nhân viên của mình. Nhưng, điều gì sẽ xảy ra nếu doanh nghiệp không tuân theo các nguyên tắc của GMP?

Ảnh hưởng đến danh tiếng

Đối với các doanh nghiệp, danh tiếng là tất cả và nếu không tuân thủ tiêu chuẩn GMP thì việc ảnh hưởng đến thương hiệu và danh tiếng là điều sẽ xảy ra. Điều quan trọng là làm thế nào để có được khách hàng, có được lòng trung thành với sản phẩm và thu hút mọi người đến với bạn mọi lúc. Và nếu không tuân thủ các quy trình sản xuất tốt, danh tiếng của doanh nghiệp là thứ đầu tiên bị ảnh hưởng. Và chắc chắn các khách hàng không tin tưởng nhà sản xuất và sẽ không chịu rủi ro khi mua sản phẩm.

Không có niềm tin từ người tiêu dùng

Nguyên tắc của GMP được áp dụng để giữ an toàn cho người tiêu dùng. Nếu doanh nghiệp không theo đuổi các nguyên tắc này, người tiêu dùng sẽ không tin tưởng vào sản phẩm từ thương hiệu đó. Và nếu không có lòng tin của người tiêu dùng thì sản phẩm khi đưa ra thị trường sẽ không được đón nhận.

Truy tố hình sự

Hậu quả của việc không tuân thủ GMP

Cơ quan Quản lý Thực phẩm & Dược phẩm, người cấp giấy chứng nhận theo chương trình chứng nhận WHO-GMP, có khả năng thu giữ thuốc và ngừng sản xuất thông qua lệnh của tòa án. Đối với các trường hợp cần thiết, các bộ phận hành phátp cũng có khả năng thực hiện các hành động chống lại bất kỳ công ty sản xuất nào vi phạm GMP.

Hủy Giấy Phép

Khi kinh doanh sản xuất, có rất nhiều giấy phép được cấp phép. Doanh nghiệp cần tất cả, từ giấy phép xây dựng cho đến các bác sĩ được cấp phép cho đến giấy phép cơ sở. Nếu không không tuân thủ các nguyên tắc thực hành sản xuất tốt, doanh nghiệp đang đặt công việc, nhà xưởng và bác sĩ của mình vào tình thế nguy hiểm vì mất giấy phép hành nghề.

Cáo buộc gian lận

Việc không tuân thủ GMP cũng có thể bị buộc tội gian lận. Điều này có thể xuất phát từ các vấn đề với thành phần ghi nhãn sai hoặc số lượng thành phần hoặc không giống quảng cáo. Khi một doanh nghiệp sản xuất bị buộc tội gian lận, hậu quả gây ra có thể rất nghiêm trọng.

Việc tuân thủ GMP mang lại nhiều lợi ích tốt cho nhà sản xuất cũng như người tiêu dùng. Vì thực chất tiêu chuẩn này ra đời là để bảo vệ người tiêu dùng. Và cũng vì lẽ đó, nếu các doanh nghiệp không tuân thủ GMP hậu quả gây ra là rất nghiêm trọng. Do vậy doanh nghiệp cần phải có kế hoạch để xây dựng và tuân thủ tiêu chuẩn này một cách tốt nhất.

Bài viết gần đây
Danh mục kiến thức
Share on facebook
Facebook
Share on twitter
Twitter
Share on linkedin
LinkedIn

Chia sẻ

Share on facebook
Facebook
Share on twitter
Twitter
Share on linkedin
LinkedIn

PHÒNG SẠCH TƯỜNG VÂN - VIỆT NAM Chuyên gia thiết kế và thi công Phòng sạch